Giúp nhân viên phát triển khả năng tiềm ẩn và động lực làm việc

Sự phát triển của nhân viên trực tiếp đem lại lợi ích cho công ty. Những nhân viên có năng lực, thông thạo công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, giải quyết các vấn đề và thích nghi với điều kiện thị trường luôn biến động.

Áp dụng phương pháp trò chuyện sâu

Để hỗ trợ nhân viên phát triển bản thân không hẳn cần một chương trình tổng thể. Giải pháp cho các nhà lãnh đạo chính là những cuộc trò chuyện sâu, Monique Valcour – giáo sư trường Kinh doanh EDHEC (Pháp) cho biết.

Thông qua những cuộc trò chuyện, bạn sẽ tìm hiểu về những khó khăn của nhân viên trong quá trình làm việc, những mâu thuẫn đang có lẫn cung cấp những phản hồi kịp thời cho nhân viên trong quá trình làm việc.

Áp dụng phương pháp trò chuyện sâu này sẽ xây dựng liên kết vững bền giữa bạn và thành viên trong nhóm của bạn, hỗ trợ họ trong việc chủ động tìm kiếm các kỹ năng cần thiết để tối ưu hóa hiệu quả công việc.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này:

– Hãy đặt mình ở vị trí của người đối diện khi bắt đầu cuộc trò chuyện. Nhân viên sẽ được khuyến khích để chia sẻ những điều họ đang nghĩ, những giải pháp họ ấp ủ cho công ty khi nhận thấy bạn đang lắng nghe một cách tích cực. Vì vậy, bạn hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với tinh thần tập trung chú tâm lắng nghe người đối diện hơn là chờ đợi họ nói để phản biện.

Hãy đặt mình ở vị trí của người đối diện khi bắt đầu cuộc trò chuyện với nhân viên.
Hãy đặt mình ở vị trí của người đối diện khi bắt đầu cuộc trò chuyện với nhân viên.

 Ở cấp độ quản lý, bạn sẽ thường xuyên gặp gỡ để ra chỉ thị hoặc hướng dẫn công việc cho nhân viên cấp dưới. Song, trong cuộc đối thoại sâu, vai trò sẽ đảo ngược lại. Bạn sẽ là người đặt nhiều câu hỏi hơn và nhân viên sẽ là người trả lời từ góc nhìn của họ. Bạn sẽ nhận ra được cách nhân viên của mình đang suy nghĩ, những mối quan tâm hiện thời và ưu tư của họ để xây dựng chiến lược củng cố nội bộ sát với nhu cầu thực tế.

– Than phiền về những khó khăn hay nguồn lực hỗ trợ là điều thường xuất hiện trong những cuộc chia sẻ thế này. Ở thời điểm trò chuyện, đừng vội ngắt lời nhân viên vì đây là một trong những cách để họ giải tỏa sự bất mãn bên trong. Bạn hãy dành ít phút thừa nhận những hạn chế này nhưng sau đó hãy khuyến khích họ suy nghĩ về những giải pháp phù hợp.

– Khi xác lập mục tiêu chính là hỗ trợ giúp nhân viên tự tìm ra giải pháp cho vấn đề thì bạn cũng phải đảm bảo cung cấp các điều kiện để nhân viên thực hiện ý tưởng, giải pháp của họ.

– Bên cạnh cam kết hỗ trợ, bạn cũng cần thảo luận với nhân viên về cách thức và lộ trình báo cáo tiến độ phù hợp nhằm gia tăng tính trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Giả sử, nhân viên của bạn đề xuất một kế hoạch để có thể phát triển khả năng của bản thân. Ngoài những thông tin cần trình bày chi tiết như chi phí, thời gian lẫn thời hạn tiến hành kế hoạch, bạn cũng cần yêu cầu nhân viên báo cáo những kết quả đạt được trong suốt tiến trình họ thực hiện kế hoạch đó.

Tập trung khuyến khích phát triển

Đánh giá thành tích và thường xuyên kiểm tra kế hoạch đặt ra là phương pháp tốt đề ra mục tiêu và thảo luận về những dự kiến. Hãy thảo luận về những gì nhân viên của bạn đựơc học, về trách nhiệm mới họ đảm nhận cũng như những cơ hội họ mong chờ trong tương lai.

Đánh giá cao khả năng làm việc của nhân viên, thưởng công xứng đáng cho sự tiến bộ của họ.
Đánh giá cao khả năng làm việc của nhân viên, thưởng công xứng đáng cho sự tiến bộ của họ.

Cung cấp thêm nhiều khoá đào tạo cho nhân viên

Có 2 loại hình đào tạo khác nhau: đào tạo từ đầu và tiếp tục đào tạo. Khi một nhân viên gia nhập trong công ty hay đảm nhận chức vụ mới hãy tạo cơ hội cho họ theo học khoá đào tạo để họ có thêm kiến thức kĩ năng làm việc tốt hơn, điều này sẽ giúp họ cảm thấy họ được trọng dụng, có cơ hội thử thách năng lực và được thưởng công xứng đáng.

Các khoá tiếp tục đào tạo có vẻ khá hình thức nhưng thực ra các khoá học đó đơn giản chỉ là khuyến khích nhân viên gặp gỡ nhau thường xuyên để cùng thảo luận và đóng góp các ý tưởng mới.

Đánh giá cao khả năng của nhân viên, thưởng công xứng đáng cho sự tiến bộ của họ

Nên đề xuất và khuyến khích việc công nhận thành tích của nhân viên trên phạm vi toàn công ty, ví dụ như tổ chức chương trình “Nhân viên tiêu biểu của tháng” như một phần thưởng có tính chất đổi mới.

Cân nhắc thăng chức

Khi công ty còn vị trí trống hãy cân nhắc thăng chức cho nhân viên, chỉ cho họ thấy những cơ hội mới để phát triển và giúp họ chuyển sang vai trò mới.

BM.st.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

three × five =