Mũi Né – Phan Thiết được các chuyên gia đánh giá là vùng trũng trong thu hút các nguồn vốn đầu tư bất động sản tiềm năng trong và ngoài nước tới đầu tư lâu dài.
Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng bứt tốc
Tại một diễn đàn chia sẻ về cơ hội đầu tư bất động sản gần đây, các chuyên gia cho rằng, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng là phân khúc đầu tư triển vọng nhất thị trường địa ốc hiện nay. Cụ thể, ông Đỗ Huy Hoàng – Cục quản lý Nhà và thị trường bất động sản chia sẻ: Nửa cuối 2019, bất động sản nghỉ dưỡng càng thêm thuận lợi khi nhu cầu nghỉ dưỡng tăng; chính sách của Chính phủ coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, trên thị trường đã xuất hiện một số loại hình du lịch nghỉ dưỡng mới như du lịch chữa bệnh, du lịch kết hợp hội thảo hội nghị, du lịch tâm linh, du lịch mua sắm,… đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chuyên gia này cũng đánh giá, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng còn nhiều tiềm năng phát triển khi tốc độ tăng trưởng du lịch của Việt Nam ngày càng nhanh, trung bình từ 15 – 20%/năm.
Bất động sản nghỉ dưỡng đang là phân khúc thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư
Đồng quan điểm với ông Hoàng, bà Trần Thị Hằng, Giám đốc điều hành công ty TNHH Thẩm định giá Việt Nam (VNG Value) chia sẻ: “Trong vòng 5 năm trở lại đây, xu hướng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đang bứt phá mạnh mẽ tại nhiều địa phương có tiềm năng du lịch lớn của Việt Nam. Bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay đang là phân khúc đầu tư triển vọng nhất thị trường địa ốc hiện nay”.
Bà Hằng cũng nhận định các thị trường du lịch biển như Phan Thiết hay Quy Nhơn, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng vẫn thừa tiềm năng khi ngành công nghiệp không khói đang vào guồng tăng tốc. Đặc biệt là Phan Thiết – nơi du lịch và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng mới đang ở đầu chu kỳ phát triển nên dư địa còn rất lớn, cung không đủ cầu.
Phan Thiết – tiềm năng chờ được khai thác
Nhiều năm qua, Phan Thiết đã được biết đến là một địa điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam với nhiều tiềm năng vượt trội. Trong những năm gần đây, mảnh đất hoang sơ Bình Thuận đã được gọi cái tên trìu mến “Thủ đô Resort” với hàng trăm resort 1 – 4 sao. Chỉ riêng khu du lịch Hàm Tiến đã chiếm tới 70% số lượng resort của Việt Nam. Tuy nhiên, trước năm 2017, tưởng chừng như Phan Thiết như bị chìm xuống khi đặt cạnh những điểm đến khác của Việt Nam như Nha Trang, Đà Nẵng hay Phú Quốc.
Nguyên nhân quan trọng nhất nằm ở hạ tầng giao thông kết nối Phan Thiết với các tỉnh thành xung quanh. Đơn cử, các khách du lịch miền Bắc muốn đi vào Phan Thiết chủ yếu di chuyển bằng đường hàng không vào Sài Gòn rồi bắt xe ô tô hoặc tàu hỏa đi tới Phan Thiết. Thời gian di chuyển bằng xe ô tô/ tàu hỏa từ Sài Gòn tới Phan Thiết là 4 – 5 tiếng; như vậy tổng cộng một du khách đi từ miền Bắc muốn di chuyển tới Phan Thiết sẽ mất khoảng 9 tiếng. Trong khi để tới các thành phố du lịch khác như Nha Trang, Đà Nẵng, hay Phú Quốc, thời gian di chuyển trung bình của du khách miền Bắc chỉ khoảng 3 tiếng đồng hồ, bằng một phần ba thời gian di chuyển tới Phan Thiết.
Mũi Né – Phan Thiết bứt tốc, trở thành trọng diểm du lịch quốc gia
Dù vậy, sau khi chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ xác định Bình Thuận là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước, thành phố Phan Thiết đã bứt tốc mạnh mẽ.
Năm 2018, Phan Thiết lọt vào top 3 địa điểm du lịch hàng đầu Việt Nam. Trong 2 tháng đầu năm 2019, Phan Thiết ước đón khoảng 1.017.500 lượt khách (tăng 12,14% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó khách du lịch quốc tế có khoảng 134.300 lượt khách, tăng 13,63% so cùng kỳ, doanh thu ước đạt 2.394 tỷ đồng, tăng 12,78 %.
Chớp thời cơ, sóng đầu tư đổ dồn về Mũi Né
Từ cuối năm 2018, các ông lớn địa ốc đã ồ ạt đổ hàng tỷ USD vào thị trường Phan Thiết. Theo thống kê sơ bộ, năm 2019 sẽ có 18 siêu dự án, với tổng mức đầu tư gần 3 tỷ USD đổ vào Phan Thiết. Đi đầu thị trường là hai dự án Nova Hill Mũi Né Resorts của chủ đầu tư Novaland cùng dự án Goldsand Hill Villa của chủ đầu tư Lộc Tú. Các dự án tới sau nhưng không kém tính cạnh tranh có thể kể đến như The Queen Pearl; Ocean Dunes; Vietpearl City; APEC Mandala Wyndham Mũi Né…
Phối cảnh Goldsand Hill Villa – dự án bất động sản nghỉ dưỡng thu hút nhiều sự chú ý của thị trường Phan Thiết đầu năm 2019.
Theo một chuyên gia thị trường bất động sản miền Trung, nguồn vốn bất động sản đổ dồn về Mũi Né có ba lí do chính.
Thứ nhất, hạ tầng cơ sở, điểm yếu từng ngăn cản sự phát triển của Phan Thiết – Mũi Né, nay đang được cải thiện nhờ vào hai dự án hạ tầng tầm cỡ quốc gia – dự án tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với số vốn đầu tư lên tới 18.000 tỷ đồng, và dự án sân bay Phan Thiết với mức tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng.
Thứ hai, du lịch Phan Thiết đã đa dạng các loại hình sản phẩm hơn. Nếu như trước đây, Phan Thiết chỉ được biết đến với bờ biển dài, bãi cát trắng, thiên nhiên tươi đẹp, thì nay, khách du lịch có cơ hội trải nghiệm những sản phẩm du lịch mạo hiểm và du lịch văn hóa. Đây là hai loại hình du lịch chiếm tỉ trọng chi tiêu của khách du lịch khi tham quan.
Thứ ba, nguồn cung thị trường còn thấp, hiện nay mới chỉ có khoảng 3000 – 4000 phòng 5 sao, chưa đủ đáp ứng với mức tăng trưởng liên tục của du lịch Phan Thiết.
Cùng với mức giá đất còn “mềm so với các thị trường cùng phân khúc ở các khu vực khác, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Phan Thiết hứa hẹn sẽ còn “hút” nhiều dòng vốn mới trong tương lai gần.
Nguồn: https://www.24h.com.vn/kinh-doanh/phan-thiet-vung-trung-hut-von-bat-dong-san-c161a1065367.html