Những dòng tiền nào đang ồ ạt chảy vào bất động sản?

Lượng kiều hối, tín dụng và FDI từ đầu năm 2015 đến nay đổ vào lĩnh vực bất động sản đang có chiều hướng tăng mạnh vừa là tín hiệu vui nhưng cũng mang lại nhiều lo ngại lĩnh vực này quay lại thời “bong bóng”.

Tóm tắt

– 5 tháng đầu năm tín dụng bất động sản đã tăng 10,89%, tăng nhanh gấp đôi so với tăng trưởng dư nợ chung toàn hệ thống là 5%.

– Trong 6 tháng, BĐS đã hút 11 dự án đăng ký mới và 7 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 465,5 triệu USD, chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư FDI.

– Trong năm 2015, kiều hối vào BĐS dự kiến đạt 2,4 tỷ USD.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố số liệu, tính đến cuối tháng 5/2015, tín dụng bất động sản đã tăng 10,89%, tăng nhanh gấp đôi so với tăng trưởng dư nợ chung toàn hệ thống là 5%. Dư nợ cho vay lĩnh vực này đạt 330.000 tỷ đồng, tăng 70% so với thời điểm đầu năm 2012, là giai đoạn siết chặt tín dụng bất động sản.

dongtienhuongvaobds-1436604846501

Tín dụng đổ mạnh vào BĐS là do trong thời gian qua thị trường nhà đất đã có thanh khoản khá tốt. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2014, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đã có khoảng 14.000 giao dịch bất động sản thành công. Cụ thể, Hà Nội có khoảng 7.500 giao dịch thành công, tăng gấp 2,5 lần  lượng giao dịch cùng kỳ năm 2014. Còn tại TP. Hồ Chí Minh có khoảng 7.050 giao dịch thành công, tăng gấp 2,8 lần lượng giao dịch thành công cùng kỳ năm 2014.

Không chỉ có vốn ngân hàng đang dồn vào BĐS mà dòng vốn FDI cũng đang chảy mạnh vào lĩnh vực nhà đất. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tính đến tháng 6/2015, lĩnh vực Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 11 dự án đăng ký mới và 7 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 465,5 triệu USD, chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư.

Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm vốn FDI vào bất động sản sẽ còn tiếp tục tăng mạnh. Nguyên nhân là do hiện thị trường BĐS Việt Nam vẫn có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư ngoại. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS tại Việt Nam thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Ngoài tín dụng và FDI, dòng kiều hối được mong chờ sẽ có sự bứt phá rõ ràng trong thời gian tới. Theo thống kê, chỉ trong sáu tháng đầu năm 2015, riêng kiều hối đã có 2,16 tỷ USD chuyển về TP Hồ Chí Minh, trong đó khoảng 21,8% là đổ vào BĐS. Tính chung cả nước, mỗi năm có khoảng 12 tỷ USD kiều hối, nếu bình quân 20% lượng kiều hối đổ vào BĐS, thì chỉ riêng dòng vốn này thị trường BĐS đã hấp thụ khoảng 2,4 tỷ USD.

Ngoài ra, Việt Nam hiện có khoảng 80 nghìn người nước ngoài đang sinh sống và làm việc, trong đó hơn 21 nghìn người đủ điều kiện sở hữu nhà ở. Đây cũng sẽ là cơ hội đầy tiềm năng cho các DN địa ốc khi luật đã “mở” cho khách “Tây”.

Giới DN cho rằng, từ ngày 1/7 khi Luật Nhà ở và Luật kinh doanh BĐS 2014 có hiệu lực với quy định thông thoáng cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà, chắc chắn lượng ngoại hối sẽ lại tiếp tục được đổ mạnh vào BĐS.

Nhìn lại bức tranh thị trường BĐS sáu tháng đầu năm có thể thấy, thị trường này đã thật sự qua giai đoạn khủng hoảng và bước vào giai đoạn phát triển mới. Nhiều ý kiến lo ngại, sẽ xuất hiện một đợt “bong bóng” BĐS mới trên thị trường khi dòng tiền lại ồ ạt đổ vào BĐS. Tuy nhiên, theo các chuyên gia BĐS, bong bóng sẽ khó xảy ra.

Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Phó giám đốc Bộ phận nghiên cứu Savill Việt Nam: “Thị trường hiện nay không giống như giai đoạn 2007 – 2008, do vậy rất khó lập lại tình trạng này. Đặc biệt, thị trường không hề có bóng dáng đầu cơ theo hình thức mua nhà rồi sang tay ngay để kiếm lời, bởi vì khách hàng đã có khá nhiều thông tin để so sánh nên rất cân nhắc khi mua nhà”.

Lan Nhi

Theo Trí thức trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

3 × three =