Bạn sẽ là người đến đích hay chỉ là kẻ ngã ngựa giữa đường, kết quả phụ thuộc vào cách bạn sử dụng thời gian rảnh của mình như thế nào để bứt phá thành công.
Nếu chúng ta tan làm lúc 6 giờ chiều và lên giường đi ngủ lúc 12 giờ tối, vậy khoảng thời gian sáu tiếng rảnh rỗi còn lại bạn sẽ làm gì? Xem tivi, lướt điện thoại, chơi điện tử hay la cà quán xá…?
Trên thực tế, khoảng thời gian rảnh rỗi này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sự nghiệp của chúng ta mà nhiều người không hề hay biết. Họ cho rằng làm việc tám tiếng từ sáng tới tối mỗi ngày đã là quá đủ để vất vả cống hiến toàn bộ tâm trí và sự chăm chỉ của bản thân.
Nhưng những người đặc biệt thành công lại không bao giờ quên rằng, mình phải không ngừng thay đổi bản thân, phát triển năng lực càng sớm càng tốt để liên tục thích nghi với xã hội cũng đang thay đổi theo tốc độ chóng mặt này.
1. Buổi tối bạn làm gì?
Chuyên ngành đại học của tôi là Marketing nhưng tôi luôn muốn được trở thành một nhà thiết kế tài giỏi. Vì vậy, ban ngày tôi làm việc ở công ty, ban đêm lại về nhà không ngừng luyện tập kỹ năng thiết kế của mình, cố gắng nhận thêm một số công việc làm thêm ngoài giờ để tự nâng cao năng lực bản thân. Quá trình này tiêu tốn của tôi rất nhiều thời gian quý giá, buộc tôi phải tự cắt giảm những nhu cầu vui chơi khác.
Sau này, khi đã trở thành ông chủ của một công ty, tôi không cần phải tự tay thiết kế mọi thứ nữa, chính vì vậy, tôi quay lại với lĩnh vực Marketing mà mình từng học. Mỗi ngày, sau khi các con đã đi ngủ, tôi bắt đầu tìm đọc những cuốn sách chuyên ngành và lên mạng nghiên cứu về những tấm gương thành công trong lĩnh vực này. Sau khoảng thời gian quá tập trung vào học thiết kế, tôi đã phải mất một thời gian khá dài mới tìm lại được cảm giác cho kỹ năng Marketing của mình.
Tuy nhiên, bỏ ra càng nhiều thời gian, những kết quả tôi nhận được lại càng xứng đáng. Tôi nhận ra rằng, cho bản thân cơ hội học tập cũng là cách duy nhất và hiệu quả nhất để giúp cải thiện khả năng của chính mình.
Nếu chỉ dựa vào những gì học được từ tám tiếng làm việc chính quy một ngày như bao người khác, tôi sẽ không bao giờ có thể trở thành một giám đốc sáng tạo, nhà quản lý sản phẩm vượt lên hẳn các đồng nghiệp và là một giảng viên Marketing kỳ cựu có thể trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm cho sinh viên MBA khác như hôm nay.
Tất cả những thành tựu này có được đều là nhờ quá trình không ngừng tìm cách bổ túc và nạp thêm kiến thức cho chính mình.
Tất cả những thành tựu này có được đều là nhờ quá trình không ngừng tìm cách bổ túc và nạp thêm kiến thức cho chính mình.
Đối với nhiều người, thời gian rảnh rỗi sau giờ làm được dùng để thư giãn, nghỉ ngơi, lấy lại cân bằng sau tám tiếng làm việc vất vả ở công ty. Tuy nhiên, sáu tiếng rảnh rỗi ấy cũng có thể trở thành chiếc chìa khóa quan trọng, mở ra cánh cửa quyết định tương lai sau này của chính chúng ta.
2. Không ngừng đọc thêm và hiểu thêm
Giáo sư đại học của tôi sinh ra trong một gia đình người Mỹ gốc Phi nghèo ở tiểu bang Alabama Hoa Kỳ. Anh ấy được nhận vào học viện quân sự West Point và cũng là người đầu tiên trong gia đình đi học đại học. Sau khi trở thành một sĩ quan danh dự, anh còn tiếp tục thi đại học Havard lấy bằng MBA, tự phát triển công việc kinh doanh của riêng mình.
Tôi từng hỏi anh: “Lý do lớn nhất cho sự thành công hôm nay của anh là gì vậy?”
Anh trả lời rằng: “Chắc là do thói quen đọc sách và không bao giờ dừng đọc sách của tôi.” Anh ấy luôn tin rằng kiến thức chính là chìa khóa để đạt được những thứ mình mong muốn trong cuộc sống.
Đúng như nhà văn, nhà hùng biện nổi tiếng người Mỹ, Anthony Jay Robbins từng nói rằng: Chỉ cần bạn dành ra 1 giờ mỗi ngày trước khi đi ngủ để tìm hiểu thêm về một chủ đề, một năm sau, bạn sẽ có lượng kiến thức về chủ đề đó nhiều hơn 99,999% số người còn lại trên thế giới.
Ngoài ra, cho dù bạn chỉ dành ra 30 phút mỗi tối, bạn vẫn có thể dễ dàng hoàn thành một quyển sách trong vỏn vẹn một tuần ngắn ngủi. Lúc đó, cho dù bạn không phải chuyên gia sành sỏi, đảm bảo bạn vẫn sẽ biết nhiều và hiểu nhiều hơn so với các đồng nghiệp khác xung quanh.
Đúng như nhà văn, nhà hùng biện nổi tiếng người Mỹ, Anthony Jay Robbins từng nói rằng: Chỉ cần bạn dành ra 1 giờ mỗi ngày trước khi đi ngủ để tìm hiểu thêm về một chủ đề, một năm sau, bạn sẽ có lượng kiến thức về chủ đề đó nhiều hơn 99,999% số người còn lại trên thế giới.
3. Mở rộng mạng lưới kết nối
Trên con đường sự nghiệp, một mạng lưới liên lạc mạnh mẽ và vững chắc có thể thúc đẩy mọi thứ phát triển với tốc độ nhanh đến bất ngờ. Nếu xây dựng được các mối quan hệ của riêng mình, bạn có thể liên lạc với nhiều người thông minh, có thâm niên nghề nghiệp lâu năm, có khả năng học hỏi từ những ý kiến của họ để tìm hiểu thêm các thông tin và kinh nghiệm lắt léo bên trong mỗi ngành nghề, giúp công ty nhận được thêm nhiều đối tác tiềm năng và tạo cơ hội gia tăng thu nhập…
Nếu bạn là một doanh nhân, chính mạng lưới quan hệ xung quanh bạn sẽ là nguồn khách hàng đầu tiên, nguồn nhân lực đầu tiên và thậm chí là nguồn vốn khởi nghiệp đầu tiên mà bạn có thể tận dụng. Do vậy, so với việc về nhà vùi mình trên chiếc sofa, cắm mặt xem ti vi hoặc lướt mạng, chúng ta nên tích cực tạo thêm nhiều cơ hội để củng cố các mối quan hệ vốn có của mình.
Cố gắng mỗi tuần hãy đi uống cà phê, ăn sáng hoặc vui chơi đây đó với bạn bè, kết bạn với những người mới, mở rộng các mối quan hệ và khả năng kết nối của mình ra xã hội xung quanh. Thay vì xây dựng trang cá nhân trên mạng xã hội, hãy đầu tư xây dựng chính mạng lưới kết nối ngoài đời thực của bản thân mình.
Theo Trí thức trẻ/Tổng hợp