6 sai lầm cần tránh trong lãnh đạo

Mọi lãnh đạo dù trẻ hay già đều mắc những sai lầm phổ biến. Nếu may mắn, bạn sẽ được làm việc với một tập thể và sếp có lòng vị tha. Sai lầm đáng giá là sai lầm mà bạn có thể học và phát triển từ đó, nhưng sai lầm tốt nhất thường là sai lầm mà bạn có thể tránh. Sự khôn ngoan có thể tới từ việc vấp ngã và đứng dậy trên đôi chân của mình hoặc qua việc học tập. Dưới dây là 6 sai lầm thực sự dạy bạn điều gì đó mới mẻ:

248552_16__48439_484_4729740

1/ Cách ‘không có tin tức gì chính là tin tốt”

Đối với nhiều lãnh đạo, không có gì lạ khi cho rằng mọi thành viên trong tập thể đều là cá nhân có được đào tạo tốt và có động lực riêng, và sẽ nhờ giúp đỡ nếu họ cần. Tôi hoàn toàn tin rằng ngay cả những nhà lãnh đạo  giỏi nhất cũng có thể hưởng lợi từ những người cố vấn, vậy vì sao đội ngũ của bạn lại không như vậy? Ai cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp và hướng dẫn lúc này lúc khác. Chờ thành viên đội ngũ của mình tới gặp khi họ cần giúp đỡ khác nào thầy thuốc chỉ định bạn chỉ nên tới gặp họ khi ốm nặng.

2/ Thiếu các cuộc họp nắm bắt tình hình

“Tôi sẽ bắt kịp tình hình của họ khi có cơ hội” nghe giống như những lời nói cuối cùng nổi tiếng của một vị lãnh đạo kém. Mặc dù cách làm này có thể hiệu quả với một đội ngũ rất nhỏ và không quá bận rộn, nhưng nó có vẻ không hiệu quả trong bối cảnh văn phòng thật, có đội ngũ bận rộn và nhiều nhân viên. Lên kế hoạch gặp gỡ từng người trong đội ngũ là điều quan trọng để đạt được hiệu quả tối đa trong việc dẫn dắt họ. Thêm nữa, thời gian đã lên kế hoạch thường xuyên này sẽ làm giảm nhu cầu cần các cuộc họp đột xuất làm hỏng kế hoạch một ngày của bạn.

3/ Mất đi cái đầu lạnh

Có lẽ cách nhanh nhất để một nhà lãnh đạo để mất đội ngũ của mình là để tâm trạng chi phối mình. Những thay đổi cảm xúc bất chợt sẽ khiến họ phân vân không biết họ đang tiếp xúc với phiên bản nào của bạn. Hành vi này cũng gây tổn hại tới việc giao tiếp cởi mở và khiến nhân viên hoang mang như bước trên vỏ trứng.

4/ Không thừa nhận các sai lầm

Có hàng tá các vị lãnh đạo ‘biết tuốt”, “sợ thừa nhận sai lầm” hoặc “quá cứng đầu để thừa nhận sai lầm”. Các nhà lãnh đạo giỏi nhất thừa nhận sai lầm của họ, chia sẻ chúng với đội ngũ vào lúc thích hợp, học hỏi nhiều và nhanh chóng từ những sai lầm đó.

5/ Không yêu cầu giúp đỡ

Nếu bạn đủ may mắn để làm việc trong một công ty có nền văn hóa tuyệt vời, thì sẽ có sẵn nhiều nguồn lực lãnh đạo để bạn khai thác. Các lãnh đạo không tận dụng những lời tư vấn miễn phí của các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm hơn sẽ không ở lại vị trí lãnh đạo được lâu. Tệ hơn, họ đang làm hại đội ngũ của mình. Yêu cầu sự giúp đỡ cần thiết không phải là dấu hiệu cho thấy lãnh đạo yếu kém mà là một điều phải làm.

6/ Ít hoặc không chú trọng các nguồn đào tạo bên ngoài

Phần lớn giá trị mà nhà lãnh đạo đem lại cho tổ chức bắt nguồn từ việc đào tạo cầm tay chỉ việc. Tuy nhiên, các nguồn đào tạo bên ngoài cũng là một giá trị gia tăng đối với đội ngũ. Nhà lãnh đạo hiệu quả luôn tìm kiếm mọi cách để phát triển và tăng cường khả năng tạo ảnh hưởng tới đội ngũ của họ.

(Dịch từ Entrepreneur)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

17 − seven =