Aristotle, nhà triết học cổ đại Hy Lạp đã từng so sánh ký ức của con người với một thanh sắt vừa được nung nóng đỏ. Sẽ rất dễ dàng cho chúng ta khi uốn nắn và tạo hình chúng ở thời điểm đó. Nhưng nếu những thanh sắt này nguội đi, việc đó sẽ trở nên cực kì khó khăn.
Cũng tương tự như vậy, khi chúng ta còn trẻ, bộ não của chúng ta đang ở trong tình trạng học tập tốt. Nhưng khi già đi, chúng ta sẽ nhận thấy bản thân ngày càng khó tiếp thu trong việc học tập và lĩnh hội các kỹ năng mới.
Aytekin Tank là người sáng lập và CEO của JotForm, một công ty xây dựng hình thức trực tuyến có trụ sở tại San Francisco. Tính đến năm 2017, JotForm đã được sử dụng tại 196 quốc gia với số lượng người dùng vào khoảng 3,2 triệu.
Aytekin Tank, người sáng lập và CEO của JotForm.
Dưới đây là những chia sẻ của Aytekin Tank về 3 thao tác đơn giản giúp cho chúng ta có thể học tập và ghi nhớ được tối đa lượng thông tin phải tiếp nhận hàng ngày:
Là một CEO, tôi phải đọc các ấn phẩm, blog, và cộng với ít nhất một cuốn sách thuộc thể loại nonfiction, truyện về người thật việc thật, phi hư cấu, mỗi ngày. Tôi đã thuê các chuyên gia tư vấn đẳng cấp thế giới, để có thể giúp nhân viên của chúng tôi luôn cập nhật được các cách thức và những chiến lược mới nhất. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã có thể đạt được những tiến bộ và thành tựu to lớn trong các lĩnh vực mà công ty đang hướng tới, ví dụ: SEO.
Nghề SEO là một trong số những nghề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Về cơ bản, nghề SEO bao gồm các hoạt động nghiên cứu, phân tích, triển khai tối ưu cả SEO Onpage lẫn SEO Offpage. SEO giúp tăng trưởng lượng truy cập, thứ hạng cho website so với các đối thủ trên từng từ khóa hoặc cụm từ tìm kiếm như nhau.
Tuy nhiên, đối với tôi, đó chỉ là bước đầu tiên trong cả một quá trình học tập và rèn luyện. Các hoạt động siêu nhận thức như lập kế hoạch và giám sát suy nghĩ về tư duy của một người cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và lưu trữ kiến thức. Với tất cả những điều này, tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân về các phương pháp giúp bạn có thể ghi nhớ kiến thức của mình một cách lâu dài nhất.
1. Lặp đi lặp lại cách quãng những điều đã học
Cho dù bạn đang học chơi saxophone hay ngoại ngữ, việc luyện tập nhiều lần các thang âm hoặc xem lại từ vựng là con đường duy nhất để thành thạo. Vì khoa học đã chứng minh rằng, sự lặp lại này sẽ làm tăng myelin, xung quanh các sợi trục kết nối các nơ-ron thần kinh của chúng ta. Càng nhiều myelin, tế bào thần kinh của chúng ta hoạt động càng nhanh và dễ dàng tiếp thu nhiều thông tin hơn nữa.
Áp dụng việc lặp lại cách quãng sẽ mang lại hiệu quả hơn rất nhiều so với nhồi nhét liên tục một lượng kiến thức nhất định. Gabriel Wyner, tác giả của cuốn sách: “In Fluent Forever: How to Learn Any Language and Never Forget It”, viết: “Trong một khoảng thời gian 4 tháng, với việc luyện tập ghi nhớ 30 phút mỗi ngày, bạn có thể giữ lại được từ 90 – 95% lượng thông tin đã học được”.
Để sử dụng kỹ thuật ghi nhớ này, hãy bắt đầu bằng cách thiết lập một lịch trình học tập có thể quản lý. Sau đó, chọn một phương thức lưu trữ và sắp xếp thông tin cho riêng bạn và đừng quên kiểm tra bản thân theo định kỳ. Việc theo dõi tiến trình ghi nhớ này sẽ tạo động lực thúc đẩy bạn tiếp tục đi về phía trước.
2. Dành thời gian để suy ngẫm
Giáo sư Francesca Gino của đại học Harvard đã chỉ ra rằng, những nhân viên dành 15 phút vào cuối ngày để suy ngẫm về những gì họ vừa học được, đạt được hiệu quả ghi nhớ cao hơn so với những người không làm điều đó.
Ngoài việc giúp củng cố những gì chúng ta đã học được, việc suy ngẫm cũng giúp khơi dậy những ý tưởng mới. Tôi đã nảy sinh ra một số ý tưởng kinh doanh tuyệt vời khi đang ở ngoài giờ làm việc. Trong những giờ tập luyện buổi sáng hoặc đi dạo sau bữa trưa, tôi sẽ có thể suy ngẫm và đưa ra giải pháp hoàn hảo cho một vấn đề đang khiến tôi khó chịu suốt nhiều tuần liền.
Như nhà tâm lý học Scott Barry Kaufman giải thích, những ý tưởng sáng tạo nhất không có xu hướng xuất hiện khi chúng ta quá tập trung vào vấn đề đó. Những sáng kiến tuyệt vời thường đến từ việc tương tác với mọi người, quá trình tích lũy kinh nghiệm và để tâm trí bạn kết nối với chúng suốt cả ngày.
Thực tế, Kaufman nhận thấy thời điểm mà 72% mọi người nảy sinh ý tưởng mới chính là khi họ đi tắm. Ở thời điểm này, bộ não của chúng ta đang được thư giãn và tạo ra các kết nối với những vấn đề nan giải cần giải quyết. Đó là lý do tại sao tôi khuyến khích nhân viên tận dụng tối đa ngày nghỉ của họ để thư giãn và giải tỏa căng thẳng. Sau thời gian nghỉ đó, họ trở lại văn phòng với rất nhiều năng lượng và thường có những cái nhìn sâu sắc hơn trong công việc.
3. Áp dụng những gì bạn học được vào thực tế
Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đồng ý rằng Elon Musk sở hữu năng lực học tập phi thường. Từ các lĩnh vực như phần mềm, năng lượng đến vận tải và hàng không vũ trụ, CEO của SpaceX đều nắm rõ và trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực này.
Tuy nhiên, phạm vi kiến thức rộng lớn của Musk thực sự có liên quan rất nhiều đến phương pháp học tập của ông. Ông luôn lấy những gì mình học được trong một lĩnh vực áp dụng vào một bối cảnh khác để có được cái nhìn sâu sắc hơn về cả hai. Đó còn được gọi là quá trình chuyển giao học tập.
Elon Musk cho biết ông đã sử dụng 2 bước ghi nhớ trong quy trình học tập của mình như sau: Đầu tiên, giải mã kiến thức thành những nguyên tắc cơ bản. Sau đó, ông áp dụng nó trong một lĩnh vực mới. Ví dụ, khi bạn vừa muốn học tiếng Ý lại vừa muốn trở thành một đầu bếp giỏi. Bạn có thể chỉ cần tham gia một lớp học nấu ăn bằng tiếng Ý. Điều này sẽ giúp bạn có thể trở thành một người nấu ăn giỏi và đồng thời thành thạo trong việc giao tiếp bằng tiếng Ý.
Các doanh nhân và tổ chức của họ đạt được những thành công vang dội chính là nhờ việc học tập và nỗ lực không ngừng nghỉ. Theo quan điểm cá nhân, tôi nghĩ rằng nếu bạn có thể áp dụng những phương pháp này vào thực tiễn, thì việc ghi nhớ và lĩnh hội kiến thức sẽ trở nên rất dễ dàng.
Nguồn: http://cafef.vn/3-ky-thuat-ghi-nho-don-gian-nhung-cuc-ky-hieu-qua-nay-se-giup-ban-tiet-kiem-thoi-gian-va-ghi-nho-toi-da-kien-thuc-2019100310223816.chn